5 phương pháp giúp trẻ tăng hứng thú học tập mỗi ngày

Hứng thú là một trong những yếu tố tâm lý quan trọng, giúp bé vui vẻ trong học tập. Do đó, dù là ở trường hay tự học tại nhà. Người lớn cũng cần thực hiện các phương pháp giúp bé tăng hứng thú học tập. Điều này góp phần quyết định đến khả năng tự học và kết quả học tập của bé sau này.

5 phương pháp giúp tăng hứng thú học tập cho trẻ

1. Thiết kế, trang trí góc học tập sáng tạo

Khi thiết kế nội thất trẻ em, không gian học tập có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, cảm xúc của trẻ khi ngồi học. Để tăng hứng thú học tập cho trẻ, không gian học phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố: Thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh và đẹp mắt.

Thiết kế mẫu phòng ngủ trẻ em với góc học tập sáng tạo – Nội thất trẻ em Bảo An Kids

Một phòng học hoặc góc học tập được trang trí theo sở thích cũng giúp bé hứng thú và vui vẻ hơn mỗi khi ngồi vào bàn học. Nếu có thể, hãy bố trí cho bé một chiếc bàn học ngồi cạnh cửa sổ đón ánh sáng. Cách bố trí bàn học này cũng giúp bé có thể nhìn ngắm khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp bên ngoài.

Xem thêm: Tổng hợp các mẫu thiết kế bàn học sinh – giá sách hiện đại, sáng tạo

2. Phương pháp giúp trẻ tăng hứng thú học tập bằng cách đưa ra các phần thưởng khuyến khích

Ba mẹ có thể khuyến khích trẻ bằng cách thưởng cho những nỗ lực học tập của trẻ. Những phần thưởng không cần phải lớn. Có thể là một món quà nhỏ, một buổi đi chơi, hoặc đơn giản là lời khen ngợi. Điều này sẽ tạo động lực và khiến trẻ cảm thấy hứng thú với việc học.

3. Thay đổi phương pháp học tập, lồng ghép việc học của trẻ với các trò chơi

Mỗi ngày đều áp dụng một phương pháp giảng dạy và học tập duy nhất dễ khiến trẻ em cảm thấy nhàm chán. Do đó, một trong những phương pháp khơi gợi hứng thú học tập cho trẻ đó là kết hợp nhiều phương pháp học tập khác nhau.

Ví dụ giảng dạy theo phương pháp kể chuyện, sử dụng hình minh họa, học theo nhóm hay vừa học lý thuyết vừa thực hành… cũng giúp bé thích thú hơn trong mỗi giờ học.

Học thông qua trò chơi giúp trẻ cảm thấy học không còn là nhiệm vụ nặng nề. Các trò chơi giáo dục, như câu đố, xếp hình, hoặc các ứng dụng học tập trên điện thoại. Giúp trẻ học mà không cảm thấy nhàm chán.

4. Đặt mục tiêu học tập nhỏ và cố gắng đạt mục tiêu

Việc thiết lập những mục tiêu học tập rõ ràng và có thể đạt được. Sẽ giúp trẻ cảm thấy mình đang tiến bộ hơn mỗi ngày. Chia nhỏ các bài học lớn thành các mục tiêu nhỏ, dễ hoàn thành. Đồng thời trẻ thấy hài lòng và hứng thú khi đạt được những mục tiêu đó.

Dù là người lớn hay trẻ em thì cũng chỉ thường có hứng thú với những thứ cần thiết, có tính hấp dẫn hay thứ chúng ta cho là có giá trị với bản thân. Vậy nên, để trẻ hứng thú hơn trong học tập. Người lớn cần phân tích cho trẻ hiểu được lợi ích tích cực và thiết thực của việc học.

Mục tiêu này có thể được thể hiện trực tiếp trong những buổi học. Cũng có thể lồng ghép vào từng tình huống cụ thể mà bé gặp phải. Tuy nhiên, để bé thấm nhuần được tư tưởng này thì thầy cô cùng các bậc phụ huynh cần kiên trì, nhẫn nại giúp bé dần dần hiểu được.

5. Trẻ hứng thú học tập hơn khi thể chất và tinh thần thoải mái

Sức khỏe và tinh thần là 2 yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến thái độ và sự hứng thú của trẻ khi học. Tư thế ngồi học chuẩn không những giúp bé phòng tránh được các căn “bệnh học đường” như gù lưng, cong vẹo cột sống hay cận thị. Mà còn mang đến cho bé sự thoải mái khi ngồi học.

Sử dụng một bộ bàn học thông minh chống gù chống cận sẽ là giải pháp tối ưu. Giúp mang đến cho bé tư thế ngồi học phù hợp nhất với cơ thể. Từ đó, tạo sự thoải mái tối đa, bảo vệ sức khỏe và góp phần tăng hứng thú học tập cho trẻ.

Phương pháp giúp trẻ tăng hứng thú học tập bằng bộ bàn học thông minh + ghế chống gù với tư thế ngồi chuẩn khoa học.

Vậy, làm thế nào để giúp tăng hiệu quả học tập cho trẻ?

Để giúp tăng hiệu quả học tập cho trẻ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

1.Tạo thói quen học tập thường xuyên

Việc thiết lập một lịch học đều đặn giúp trẻ hình thành thói quen và nâng cao khả năng tập trung. Bạn có thể chia thời gian học thành các khoảng thời gian ngắn. Chẳng hạn như 30-40 phút học và 10-15 phút nghỉ ngơi. Việc học có sự phân bổ hợp lý giúp trẻ không cảm thấy mệt mỏi và giữ được sự tập trung.

2.Khuyến khích trẻ học tập theo phương pháp trực quan

Trẻ em học rất hiệu quả khi sử dụng các phương pháp trực quan, như hình ảnh, biểu đồ, video hoặc các mô phỏng tương tác. Đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non và tiểu học (từ 2-10 tuổi). Việc học bằng hình ảnh giúp trẻ dễ dàng hình dung và ghi nhớ thông tin. Ba mẹ có thể tìm các công cụ học tập trực tuyến hoặc sách vở có hình ảnh sinh động để trẻ dễ tiếp cận hơn.

3.Hướng dẫn trẻ học tự giác học tập và theo từng bước nhỏ

Khuyến khích trẻ làm bài tập, giải quyết vấn đề và học hỏi một cách độc lập. Dần dần, trẻ sẽ phát triển được khả năng tự nghiên cứu, tự tìm tòi giải pháp thay vì luôn chờ đợi sự giúp đỡ từ người khác. Điều này giúp trẻ trở nên tự tin và có trách nhiệm trong học tập.

Cho trẻ học theo từng bước nhỏ, dễ hiểu. Khi trẻ làm quen với một bài học mới, đừng vội vàng đưa vào những kiến thức khó. Bắt đầu với các kiến thức cơ bản và dần dần nâng cao độ khó, giúp trẻ xây dựng nền tảng vững chắc.

4. Tạo mối liên hệ giữa học và thực tế

Ba mẹ phải để trẻ hiểu rằng những gì chúng học có thể áp dụng vào thực tế hàng ngày.

Ví dụ, khi học toán, bạn có thể cùng trẻ áp dụng vào việc tính toán giá tiền khi mua sắm. Khi học khoa học, bạn có thể đưa trẻ đi thăm quan bảo tàng hoặc làm thí nghiệm tại nhà. Điều này làm cho việc học trở nên hữu ích và thú vị hơn.

5. Giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý thời gian

Hướng dẫn trẻ cách quản lý thời gian học tập một cách hiệu quả. Chẳng hạn như lập kế hoạch học tập và ưu tiên những việc cần làm trước. Kỹ năng này không chỉ giúp trẻ học hiệu quả. Mà còn giúp trẻ biết cách tổ chức cuộc sống và công việc sau này

6.Giao tiếp và động viên thường xuyên

Giao tiếp và khen ngợi trẻ khi làm tốt sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin và có động lực hơn. Để giúp bé học tập hiệu quả, không chỉ thầy cô mà các bậc phụ huynh cũng cần phối hợp, đồng hành cùng bé. Mang đến những giây phút học tập thoải mái nhất. Điều này là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của các bé.

Bằng việc áp dụng 5 phương pháp giúp trẻ tăng hứng thú học tập trên một cách hợp lý. Các bậc phụ huynh sẽ góp phần biến mỗi giờ học của bé thành những trải nghiệm thú vị. Bé sẽ vui vẻ và tự giác hơn mỗi khi học. Sẵn sàng trang bị kiến thức, giúp bé chinh phục mọi đỉnh cao trong tương lai.

Cảm ơn ba mẹ đã dành thời gian tìm hiểu bài viết của Bảo An Kids!


Các tin liên quan

Giường gỗ tự nhiên được khuyến khích sử dụng cho phòng ngủ trẻ em

Cha mẹ luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất dành cho con yêu của mình. Khi giấc ngủ chính là giải pháp giúp bé yêu khỏe mạnh và phát triển trí tuệ ...
Bài viết: 24 tháng: 08 năm: 2019

Bộ sưu tập các mẫu Giường ngủ cho bé mới nhất 2019

Các mẫu Giường ngủ cho bé luôn được các bố mẹ lựa chọn rất cẩn thận. Bởi vì giường ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, sức khỏe của bé. ...
Bài viết: 25 tháng: 03 năm: 2019

99 mẫu GIƯỜNG TẦNG TRẺ EM hiện đại

Giường tầng trở thành xu hướng được yêu thích nhất hiện nayNội dung bài viết1 Giường tầng trở thành xu hướng được yêu thích nhất hiện nay2 Tổng ...
Bài viết: 03 tháng: 09 năm: 2023