Hướng dẫn cách chọn bàn ghế học sinh theo từng độ tuổi

Bàn ghế học sinh không chỉ ảnh hưởng tới tương lai của bé. Mà còn trực tiếp quyết định tới hiệu quả học tập. Bởi vì thời gian học tập từ lớp 1 cho tới hết lớp 12 rất dài. Nếu bé ngồi học sai tư thế và sử dụng bàn ghế học sinh không hợp lý. Sẽ gián tiếp gây nên các bệnh về học đường như cận thù, gù lưng. Vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi xin được hướng dẫn cha mẹ cách chọn bàn ghế học sinh theo từng độ tuổi.

>>4 lý do thuyết phục bạn nên thiết kế bàn học thông minh cho trẻ

>>Kinh nghiệm chọn bàn học đẹp, chất lượng cho trẻ em

Cách chọn bàn ghế học sinh theo từng độ tuổi

Mặc dù hiểu được tầm quan trọng của những bộ bàn ghế ngồi học của trẻ. Nhưng không phải ai cũng biết cách chọn lựa chúng sao cho đúng. Thiếu kinh nghiệm hoặc kiến thức cụ thể nên bạn cần phải học hỏi ngay để chọn được mẫu bàn ghế chuẩn mực, phù hợp với con mình. Lưu ý tới kích thước, kiểu dáng bàn ghế theo chuẩn ý tế. Cụ thể: chiều cao ghế ngồi = 0,27 chiều cao học sinh, chiều cao bàn = 0,46 chiều cao học sinh. Bàn ghế rời nhau và được thiết kế tựa lưng, thành tựa ghế phải hơi ngả về phía sau.

Chiều ngang của bạn tối thiểu từ 0,4m – 0,5m thuận tiện khi đứng lên ngồi xuống và đi lại. Cụ thể sẽ được chúng tôi chỉ rõ theo từng độ tuổi như sau:

1 – Chọn bàn ghế học sinh ở độ tuổi mầm non

Chọn bàn ghế học sinh đúng với từng độ tuổi sẽ có ảnh hưởng tích cực đến trẻ

Ở độ tuổi mầm non này thì chiều cao của bé tầm khoảng 100cm – 110cm. Chiều cao thích hợp của chiếc bàn học là 45cm và ghế là 26cm. Ở tuổi này bé còn phát triển rất nhiều về xương khớp. Nên cha mẹ nên chú ý về các tiêu chuẩn như chiều cao, kiểu dáng, màu sắc bắt mắt, hình dán ngộ nghĩnh ở trên bàn học. Giúp bé thêm phần hứng thú khi học bài và thêm yêu góc học tập của mình hơn.

2 – Chọn bàn ghế học sinh ở độ tuổi tiểu học

Tiểu học có thể chia làm 2 giai đoạn: Trẻ cao từ 110cm – 120cm và từ 120cm – 130cm.

– Giai đoạn 1: Cha mẹ nên chọn chiều cao của ghế ngồi là 28cm và chiều cao của bàn học là 48cm. Tầm này bé vẫn còn chưa có ý thức học tập nhiều. Cha mẹ hãy tạo cảm hứng cho bé bằng cách sử dụng những bộ bàn ghế thiết kế đẹp mắt. Thiết kế theo sở thích của bé bằng những hình thù ấn tường. Nhân vật mèo Hello Kitty, công chúa hay các nhân vật siêu nhân anh hùng mà trẻ thần tượng. Cha mẹ có thể kết hợp bàn học và là bàn chơi luôn để bé không bị khó chịu hoặc áp lực. Gam màu tươi sáng sẽ thích hợp hơn cả cho trẻ ở lứa tuổi này.

– Giai đoạn 2: Nên chọn ghế có chiều cao 30cm và bàn có chiều cao tầm 51cm là thích hợp nhất với người của trẻ. So với ở mẫu giáo, trẻ ở lứa tuổi này sẽ phải học nhiều hơn. Vì vậy bố mẹ cần đảm bảo vị trí đặt bàn đủ sáng, thoáng đãng với những chiếc bàn thiết kế form đơn giản. Bớt sự màu mè để bé tập trung hơn trong việc học của mình.

3 – Chọn bàn ghế trẻ em ở độ tuổi trung học

Bước sang cấp 2 chiều cao cân nặng của trẻ cũng sẽ tăng đáng kể trong khoảng từ 130cm – 145cm. Bé đã lớn nên yêu cầu mặt bàn cũng được thiết kế rộng hơn để các bé có thể đủ không gian học tập. Ngoài ra ghế ngồi được lựa chọn là loại ghế có thể tăng chỉnh điều cao một cách dễ dàng. Về kiểu dáng thiết kế nên ưu tiên những form bàn ghế học sinh đơn giản và chắc chắn.

Bảng thông số chiều cao của trẻ tương ứng với bàn ghế học sinh theo tiêu chuẩn Bộ Giáo Dục:

Trẻ cao từ 100 đến 109cm: Chiều cao ghế: 26cm, Chiều cao bàn: 45cm.

Trẻ cao từ 110 đến 119cm: Chiều cao ghế: 28cm, Chiều cao bàn: 48cm.

Trẻ cao từ 120 đến 129cm: Chiều cao ghế: 30cm, Chiều cao bàn: 51cm.

Trẻ cao từ 130 đến 144cm: Chiều cao ghế: 34cm, Chiều cao bàn: 57cm.

Trẻ cao từ 145 đến 159cm: Chiều cao ghế: 37cm, Chiều cao bàn: 63cm.

Trẻ cao từ 160 đến 175cm: Chiều cao ghế: 41cm, Chiều cao bàn: 69cm.

Thiết kế bàn ghế học sinh đúng kích thước, đúng sở thích, đúng lứa tuổi – Thiết kế nội thất trẻ em cao cấp Bảo An Kids

Một vài lưu ý quan trọng khi bố trí bàn ghế học sinh trẻ em

– Bởi trẻ em cần một cảm giác an toàn khi ngồi học. Cha mẹ hãy kê tại bàn học ở những vị trí có bức tường vững chắc, cần phải có điểm tựa cho bàn ghế. Không nên đặt bàn học mà sau lưng bé trống trải vì khiến thu hút luồng khí không tốt. Hoặc cũng không nên đặt ở vị trí đối diện hoặc sát vào tường sẽ khiến bé nhà bạn bị cản trở đường học vấn.

– Không kê bàn học đối diện cửa sổ. Sẽ không tốt trong phong thủy trong phòng ngủ trẻ. Vì nhìn ra khoảng trống có thể làm bé mất tập trung, ảnh hưởng tới việc học tập.

– Không đặt bàn ghế học sinh dưới đèn chùm và xà ngang. Vì dễ gây ra tình trạng thừa sáng chói mắt, mà còn gây áp lực khi bé học gây ảnh hưởng tới quá trình học tập. Ngoài ra cũng không nên đặt giữa bàn vì giữa phòng không tốt bởi vị trí trung tâm không có điểm tựa khiến bé dễ bị cô lập, không được tỉnh táo.

Hi vọng với những hướng dẫn cách trên đây. Cha mẹ đã rút ra một số kiến thức và có thể tìm được một sản phẩm bàn học thiết kế phù hợp nhất cho bé yêu nhà mình. Đừng quên tham khảo thêm Các Mẫu Bàn Học Cho Bé để chọn ra sản phẩm ưng ý nhé. Liên hệ với Nội Thất trẻ em Bảo An Kids để được tư vấn.


Các tin liên quan

20 Th9

Tâm sự của một người mẹ có con nhỏ

Phòng ngủ trẻ em ảnh hưởng lớn đến cuộc sống gia đình tôi. Là một người mẹ, tôi rất vui sướng khi được chứng kiến khoảnh khắc con yêu của mình đã biết tự ăn, tự dọn dẹp phòng ngủ của mình. Biết tự sắp xếp đồ đạc ...
19 Th7

Công ty bán bàn học đa năng tại Hà Nội

Bàn học đa năng là người bạn đồng hành cùng trẻ nhỏ trong suốt thời gian cắp sách đến trường. Khi mà năm học mới sắp bắt đầu việc sắm cho bé nhà mình bàn học mới là hết sức cần thiết. Thay đổi góc học tập cho bé điều ...
Mẫu thiết kế Phòng ngủ bé trai tự lập
26 Th3

Mẫu thiết kế Phòng ngủ bé trai tự lập

Mẫu thiết kế phòng ngủ bé trai màu xanh – không gian sống tuyệt vời cho béNội dung bài viết1 Mẫu thiết kế phòng ngủ bé trai màu xanh – không gian sống tuyệt vời cho bé1.1 Vách đầu giường, cánh cửa tủ treo quần ...